Diễn ra từ ngày 11/7 - 15/7/2016, diễn đàn Hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long - Hậu Giang 2016 (MDEC – Hậu Giang) được tổ chức tại thành phố Vị Thanh đã gây sự chú ý trên cả nước với chủ đề “Đồng bằng sông Cửu Long - Chủ động hội nhập và phát triển bền vững. Trả lời báo chí, ông Trần Công Chánh, Bí Thư Tỉnh Ủy Hậu Giang cho biết MDEC 2016 được chuẩn bị hết sức chu đáo nhằm góp phần tạo nên bước chuyển biến mới trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh cũng như của cả vùng.
Ông Trần Công Chánh, Bí Thư Tỉnh Ủy Hậu Giang |
PV: Là chủ nhà của Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL năm 2016, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Hậu Giang kỳ vọng gì về cơ hội mở rộng mối quan hệ hợp tác đầu tư với các địa phươngtrong nước và quốc tế thưa ông?
Ông Trần Công Chánh, Bí Thư Tỉnh Ủy Hậu Giang: Chúng tôi nhận thức rằng hội nghị MDEC 2016 lần thứ 9 sẽ làmột cơ hội đẩy mạnh những lợi thế về Du lịch, Tiềm năng kinhtế nông nghiệp, Các cơ chế chính sách đặc thù, vùng đất và con người Hậu Giang,... để bè bạn gần xa trong nước và quốc tế cóthông tin và hình ảnh để hiểu sâu sắc hơn về Hậu Giang, vềĐBSCL, từ đó thu hút các nhà đầu tư đến Hậu Giang ngày càngnhiều hơn. Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Hậu Giang đãchuẩn bị rất kỹ cho diễn đàn lần này với kỳ vọng sẽ tạo đượcchuyển biến mới trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnhcũng như của vùng.
Ngoài ra, trên cơ sở các hội nghị, hội thảo tại Diễn đàn, chúng tôi sẽ làm các kiến nghị để Trung ương có chính sách đặc thù, giải quyết được một số bức xúc của Đồng bằng sông Cửu Long.Thêm vào đó, các mục tiêu cụ thể như kêu gọi đầu tư nhiều hơnvào tỉnh, nhất là Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao HậuGiang; Vận động được nhiều hỗ trợ cho an sinh, phúc lợi xãhội... cũng đã được đặt ra từ đầu.
PV: Xin ông cho biết những tiềm năng và thế mạnh nổi bật nào sẽ được tỉnh Hậu Giang chú trọng - khai thác hiệu quả trong thời gian tới nhằm hướng tới mục tiêu của Diễn đàn lần này là“ĐBSCL - chủ động hội nhập và phát triển bền vững”?
Ông Trần Công Chánh, Bí Thư Tỉnh Ủy Hậu Giang: Tỉnh Hậu Giang hiện có diện tích đất sạch khá lớn (giá thuê lạicạnh tranh) tại các khu công nghiệp, Khu nông nghiệp ứng dụngcông nghệ cao. Lao động khá nhiều. Ban lãnh đạo tỉnh cũng hết lòng quan tâm, tạo điệu kiện cho Doanh nghiệp.
Chúng tôi cũng có nhiều thuận lợi về giao thông, nhất là giaothông thủy với sông Hậu, Kênh xáng Xà No... Mấy năm gầnđây Hậu Giang còn được chú ý về tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch về địa chỉ đỏ nhờ các điểm đến hấp dẫn: vườn tràm VịThủy, Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, Nông trườngmùa xuân, Đền thờ Bác, Khu tích chiến thắng Chương Thiện…
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Bí Thư Tỉnh Ủy Hậu Giang Trần Công Chánh tặng bằng khen cho các cá nhân, đơn vị đã đóng góp cho sự phát triển của ĐBSCL |
PV: Theo ông, đâu là những biện pháp căn cơ giúp Hậu Giang tạo lập một môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, minh bạch, phù hợp với tiến trình hội nhập và phát triển bền vững, nhằmtạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư kinh doanh, làmăn lâu dài?
Ông Trần Công Chánh, Bí Thư Tỉnh Ủy Hậu Giang: Vào ngày 17/6/2016 vừa qua, tỉnh đã tổ chức Hội nghị đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Đã có phân tích đánhgiá, điểm mạnh, điểm yếu của tỉnh thời gian qua. Trong đó, cũng đã đề ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng môi trường đầu tư của tỉnh, tập trung ở 03 điểm chính, đó là:
Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Lữ Văn Hùng trao bằng khen cho Công ty Cổ phần Nước AquaOne vì đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển KT-XH của tỉnh Hậu Giang |
PV: Ông có thể cho biết thêm, trong bối cảnh hội nhập ngày càngsâu rộng như hiện nay, nhất là khi VN tham gia Hiệp định đốitác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) cùng hàng loạt các Hiệp định thương mạitự do thế hệ mới, vấn đề nâng cao giá trị nông sản VN, đặc biệtlà việc xây dựng thương hiệu cho nông sản xuất khẩu được HậuGiang và các tỉnh ĐBSCL chú trọng như thế nào?
Ông Trần Công Chánh, Bí Thư Tỉnh Ủy Hậu Giang: Thời gian qua, tỉnh rất chú trọng việc này. Đến nay, toàn tỉnh hiện có 10/10 nông sản chủ lực của tỉnh được chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa nông sản, gồm: Bưởi năm roi Phú Thành Hậu Giang; Cam sành Ngã Bảy; Chanh không hạt Hậu Giang; Lúa Hậu Giang 2; Cá rô Hậu Giang; Quýt đường Long Trị; Cá thát lát Hậu Giang; Khóm Cầu đúc Hậu Giang; Xoài cát Hậu Giang; Cam xoàn Phụng Hiệp. Trong đó, 03 nông sản (cam sành, khóm và cá thác lác) đã phát triển thành thương hiệu khá nổi tiếng.
- Xin cảm ơn ông!